Gọng kính là một trong hai bộ phận chính cấu tạo nên một chiếc kính hoàn chỉnh, quan trọng không kém phần mắt kính. Đây là giá đỡ, là khung xương cho toàn bộ chiếc kính, nơi để lắp mắt kính vào. Nó đồng thời cũng là yếu tố thời trang giúp làm nổi bật phong cách của chủ nhân.
Hiện nay, gọng kính đều được các thương hiệu sản xuất trên khắp thế giới chú trọng trong thiết kế, chất liệu, kiểu dáng hay màu sắc... Để phân biệt gọng kính, chúng ta sẽ có các tiêu chí như Phân loại theo chất liệu , Phân loại theo kiểu dáng, Phân loại theo công dụng
1. Phân loại theo chất liệu
1.1. Gọng kim loại Có khá nhiều loại kim loại cũng như hợp kim được sử dụng để sản xuất kính, sau đây là một số loại vật liệu cơ bản thường gặp + Monel Đây là dạng hợp kim có sức chịu lực cao, dễ dát mỏng, khó bị ăn mòn, thường được sử dụng để sản xuất gọng kính. + Titanium Titanium với đặc tính nổi bật siêu cứng, siêu nhẹ, siêu bền, và không bị ăn mòn nên rất thích hợp để sản xuất gọng kính, hầu như thương hiệu nào cũng sử dụng loại vật liệu này. Ngày xưa gọng kính titanium thường có màu xám bạc. Hiện nay, các gọng kính Titanium được sản xuất dưới nhiều kiểu mẫu hiện đại và nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên thì cũng không phải tất cả các loại gọng kính đều được sản xuất bằng 100% Titanium. Một số nhà sản xuất đã dùng những hợp kim của Titanium và những kim loại khác như Đồng hay Nickel.
+ Beryllium Là kim loại có màu thép xám, khó bị ăn mòn và mờ xỉn, chúng cũng được sử dụng rộng rãi do giá thành sản xuất thấp hơn so với Titanium. Gọng kính làm bằng Beryllium là sự lựa chọn thích hợp nhất cho những ai có nồng độ acid cao trên da hay thường xuyên tiếp xúc với nước biển. Beryllium rất nhẹ, dễ dàng điều chỉnh, và được sản xuất với nhiều màu sắc.
+ Stainless Steel Đây là một loại thép không rỉ sét với các tính năng nhẹ, nồng độ độc tố thấp và rất cứng cáp. Rất nhiều gọng kính Stainless steel không có Nickel và không gây dị ứng. Bản chất của loại thép này là hợp kim của Thép và chromium, đôi khi có thể kèm thêm những chất khác nhưng thông thường Stainless steel chứa khoảng 10 tới 30% chromium giúp chống ăn mòn, trầy xước và nhiệt độ cao.
+ Flexon Là hợp kim của Titanium, được sử dụng rộng rãi và từng được mệnh danh là "memory metal" bởi vì đặc tính đàn hồi hiếm có (tính định hình rất cao). Gọng kính làm bằng Flexon có thể trở lại hình dáng ban đầu nếu bị bẻ hay uốn cong. Gọng kính Flexon cũng rất nhẹ, không gây dị ứng và khó bị ăn mòn. + Aluminum (Nhôm) Gọng kính được làm bằng Nhôm thường rất nhẹ, không bị ăn mòn, độ mềm dẻo cao nên dễ chế tạo những kiểu dáng độc đáo, bên cạnh đó thì các sản phẩm từ nhôm khi hoàn thiện rất đẹp. Do vậy nhôm thường được những nhà thiết kế nổi tiếng ưa dùng. Nhôm thường được trộn thêm một số lượng nhỏ Silicon và Sắt để tạo thêm độ cứng
cáp và độ bền. + Beta Titanium Là loại hợp kim của Titanium, loại gọng này nhẹ hơn cả Titanium nguyên chất, khó bị gỉ và cũng không gây dị ứng.
1.2 Gọng kính nhựa Gọng nhựa được sản xuất đầu tiên vào năm 1940, cho đến nay, gọng nhựa được sử dụng khá phổ biến với rất nhiều loại nhựa khác nhau. + Nhựa ZYL (viết tắt của zylonite, hay cellulose acetate) Đặc tính quan trọng của loại nhựa này là nhẹ, giá rẻ, dễ tráng các lớp màu sắc khác nhau lên để tạo nên những chiếc kính màu sắc rực rỡ.
+ Nhựa Propionate Loại nhựa này có những ưu điểm hơn so với zyl là chống dị ứng, rất nhẹ và khi làm thành phẩm thì đẹp hơn, bắt mắt hơn. + Nhựa Acetate cao cấp Có tính năng nhẹ, độ đàn hồi tốt và có màu đẹp hoặc nổi hoa văn như đá cẩm thạch, rất phù hợp cho những chiếc kính mát thời trang. Gọng kính bằng nhựa khắc phục được những nhược điểm của gọng kim loại như sự ăn mòn, vấn đề dị ứng… Tuy nhiên, gọng kính nhựa còn tồn tại một số khuyết điểm như khi sử dụng lâu ngày do ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời sẽ bị lão hóa, ngả màu, dễ bị gãy hơn, dễ bị biến dạng khi gặp nhiệt.
2. Phân loại gọng kính theo kiểu dáng.
+ Kính có gọng Là loại kính mà gọng bao phủ hoàn toàn xung quanh tròng kính + Kính nửa gọng Loại này chủ yếu làm bằng kim loại, gọng kính được viền nửa trên, nửa dưới được cố định bằng dây cước. Kiểu nửa gọng tạo nên sự thanh tao, sang trọng và cá tính
+ Kính không gọng Mắt kính không được bao bọc cả trên và dưới mà được khoan lỗ để gắn vào càng kính vì thế mắt kính phải được làm bằng vật liệu siêu cứng. + Kính áp tròng Kính áp tròng không có gọng, chỉ có 2 tròng kính riêng biệt nhau được áp vào bên trong mắt, khi đeo người ngoài khó mà phát hiện ra.
3. Phân loại theo công dụng
Xét về công dụng, gọng kính được phân chia theo một số lĩnh vực hay hoàn cảnh nào đó.
+ Gọng kính cận: Sử dụng cho những người mắc tật khúc xạ
+ Gọng kính râm: Dùng cho những người thường xuyên đi ngoài nắng và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
+ Gọng kính không độ
+ Gọng kính thể thao: Gọng kính thể thao được thiết kế nhẹ, bền, chịu va đập, gọng có độ bám sát để không bị bong ra khi vận động mạnh, đối với những môn thể thao như bơi lội thì có loại gọng kính dùng cho đi bơi để không bị nước rơi vào mắt.
+ Gọng kính phi công
..................
Trên đây là một số cách phân biệt các loại gọng kính và ưu nhược điểm của từng loại gọng, hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm cái nhìn tổng quan về gọng kính để lựa chọn ra những loại gọng phù hợp nhất với bản thân mình.
Comments